Bệnh và điều trị

BỆNH CRD (BỆNH HÔ HẤP MÃN TÍNH)

 19,127 lượt xem

1. Nguyên nhân

Đây là bệnh truyền nhiễm, còn gọi là bệnh CRD, hen gà, do vi khuẩn Mycoplasma gallicepticum gây ra ở gà thuộc mọi lứa tuổi, nhiều nhất ở gà thịt 4 – 8 tuần tuổi.

Tỷ lệ tử vong hoàn toàn do CRD là không đáng kể, nhưng việc kiểm soát CRD là rất quan trọng vì nó tạo cơ hội cho các vi sinh vật gây bệnh khác phát triển và gây bệnh trên gia cầm, như thường xuyên kết hợp với E.coli và các virus gây bệnh trên đường hô hấp khác (Newcastle, IB,)

Môi trường nuôi không thuận lợi: mật độ quá đông, tiểu khí hậu kém. Bệnh thường ghép với các bệnh nhiễm khuẩn khác có sẵn trong cơ sở như bệnh E.coli, Nấm phổi, Niucatxơn…Sử dụng vacxin sống có thể gây bệnh. Nhập gà bệnh về…

2. Đường lây truyền

Chủ yếu qua đường hô hấp từ gia cầm bệnh sang gia cầm khỏe, gia cầm hít phải mầm bệnh trong không khí bị ô nhiễm và có thể truyền từ mẹ sang con thông qua trứng.

3. Triệu chứng

– Xảy ra ở gà thuộc mọi lứa tuổi, nhưng nhiều nhất ở gà 4 – 8 tuần tuổi. – Viêm xoang, mũi  chảy dịch viêm cata.

– Gà bệnh khó thở nên phải há miệng để thở. Khi thở bụng phồng ra hóp vào, lông xù. Thở khò khè, nhất là ban đêm.

– Đầu và mí mắt sưng, chảy dịch mắt.

– Khớp chân sưng bất thường nên gà đi khập khiễng.

Gà bị sưng mặt, sưng mắt

4. Bệnh tích

Đường hô hấp chứa đầy dịch viêm cata. Viêm xoang, phế quản, ngoại tâm mạc, phổi, ngoại vi của gan. Túi khí mờ đục (E.coli kéo màng). Trong túi khí hình thành các nang lympho. Chất bã đậu tích tụ trong túi khí khi phôi chết từ trong trứng. Viêm bao hoạt dịch khớp có dịch rỉ viêm màu xám và mịn. Gà bệnh giảm ăn, gầy. Gà đẻ bị viêm ống dẫn trứng. Giảm sản lượng trứng

Viêm túi khí

5. Chẩn đoán phân biệt

Bệnh Coryza. Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB): Nặng nhất ở gà con, ở gà giống triệu chứng hô hấp không rõ ràng, gà giảm ăn. Gà đẻ trứng sần sùi, méo mó, trứng không có vỏ vôi hoặc mất màu (trứng vỏ trắng), nhiều lòng trắng loãng. Tỷ lệ ấp nở thấp. Thận sưng, tích nhiều urate. Bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm (ILT): Gà vươn dài cổ để thở. Tỷ lệ lây và chết cao. Trong khí quản có nhiều đờm lẫn máu đóng thành sợi

Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB)
Bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm (ILT)

Phòng bệnh: Dùng vacxin khống chế bệnh Newcastle và thuốc điều trị bệnh CRD. Gà dưới một tháng tuổi nhỏ ngay vacxin Lasota hoặc ND-IB, gà trên một tháng tuổi tiêm vacxin H1 (chủng M). Gà trên một tháng tuổi nếu trước đây chưa nhỏ vacxin phòng bệnh Newcastle, trước hết dùng vacxin nhỏ ngay, 7 ngày sau mới dùng vacxin tiêm.

6. Điều trị:

Dùng thuốc điều trị bệnh một trong các loại kháng sinh sau:

+ A-Z ONE GOLD hoặc FLOCIN 200 (1 ml/2 – 3 lít nước uống hoặc 1 ml/10 – 12 kg thể trọng/ngày)

+ TD.ENRO ORAL 10 (1ml/2 – 3 lít nước uống tương đương 1 ml/15 – 18 kg thể trọng/ngày)

+ TD.ANTI CRD (1 g/2 lít nước uống hoặc 1 g/8 – 10 kg thể trọng/ngày)

+ TD.DOGENTA (1 g/2 lít nước uống hoặc 1 g/10 – 12 kg thể trọng/ngày). Dùng 5 – 7 ngày để diệt vi khuẩn

+ Kết hợp cho uống TD.ĐIỆN GIẢI GLUCO KC THẢO DƯỢC (2 g/1 lít nước uống hoặc 1 g/10 kg thể trọng/lần, 2 lần/ngày); hoặc ECO.PARA C (10 g/10 kg thể trọng/ngày) để hạ sốt

– Nếu gà hen nặng (có thể do ghép nấm phổi) cho uống thêm ECO.BROM HEN, FLAGYSTINE (1 g/10 – 12 kg thể trọng/ngày)

– Ngoài ra cần tiêm bắp con ốm nặng một trong các loại kháng sinh sau: TD.SLA @ 4.0 (1 ml/2 – 3 kg thể trọng/ngày, 1 lần/ngày, liên tục 3 ngày); TD.CEF ADE

Chia sẻ ngay:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+

Có thể bạn quan tâm

Scroll to Top