Bệnh và điều trị

BỆNH TAI XANH, SỐT ĐỎ (PRRS)

 15,544 lượt xem

Căn nguyên
Bệnh tai xanh trên lợn (heo), hay còn gọi là Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (Porcine Reproductive & Respiratory Syndrome – PRRS), là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thuộc giống Arterivirus gây ra. Bệnh rất dễ lây lan qua tiếp xúc trực tiếp, tiếp xúc dịch tiết, tinh dịch của heo bệnh. Virus có thể xâm nhập cơ thể heo khỏe qua đường hô hấp (hít vào), tiêu hóa (ăn vào), đường sinh dục (gieo tinh, phối giống), đường máu (da trầy xước, kim tiêm nhiễm virus), heo mẹ truyền cho thai. Virus có khả năng phân tán qua vận chuyển heo mang bệnh, bụi, gió (virus theo gió đi xa đến 3km), dụng cụ chăn nuôi và bảo hộ lao động bị nhiễm bệnh. Heo mắc bệnh có thể mang virus và lây bệnh trong 2 – 3 tháng. Bệnh không lây truyền sang các gia súc khác và người.

Triệu chứng
Bệnh phát ra đột ngột và ảnh hưởng trên nhiều loại heo trong chuồng. Biểu hiện đặc trưng là các rối loạn sinh sản trên heo nái và rối loạn hô hấp, sốt, đỏ mình, yếu ăn hoặc bỏ ăn kéo dài.

  • Heo nái: Sốt cao 40-42 độ C, viêm phổi nặng, ỉa chảy, tai chuyển màu đỏ thẫm, xanh đến tím đen. Biểu hiện hô hấp: ho, thở khó, thở nhanh, thở bụng, chảy mũi: Biểu hiện rối loạn sinh sản: Heo nái bị sẩy thai vào giai đoạn cuối, khô thai, thai chết lưu, hoặc đẻ sớm; heo con sinh ra yếu ớt, tỉ lệ chết cao; không lên giống hoặc lên giống chậm sau khi cai sữa heo con.Heo đang nuôi con có biểu hiện lười uống nước, mất sữa, viêm vú, da biến màu.
  • Heo con: gầy yếu, khó bú, lờ đờ, mắt viêm kết mạc, mí mắt có nhiều gèn nâu, da có nhiều vết phồng rộp vỡ ra gây nhiễm trùng. Heo có biểu hiện viêm phổi, thở khó, thở gấp, tiêu chảy nhiều, tỷ lệ chết rất cao.
  • Heo choai, heo thịt: sốt cao trên 40 độ C, biếng ăn, ủ rũ, ho, khó thở, những phần da mỏng gần tai, bụng lúc đầu màu hồng nhạt dần dần chuyển màu hồng thẫm và tím nhạt.
  • Heo đực giống: sốt, bỏ ăn, đờ đẫn hoặc hôn mê, giảm hưng phấn, mất tính dục, lượng tinh dịch ít.
    Heo ở các lứa tuổi đều có thể nhiễm virus và mắc bệnh tai xanh, tuy nhiên heo con và heo nái mang thai dễ mắc bệnh và chết hơn.
Tai heo chuyển màu hồng thẫm, tím nhạt
Hiện tượng thai chết lưu

Bệnh tai xanh gây suy giảm hệ thống miễn dịch nên heo dễ bị bội nhiễm nhiều bệnh truyền nhiễm khác làm tăng tỉ lệ chết.

  • Bệnh đường hô hấp: Suyễn heo (viêm phổi địa phương) do Mycoplasma, viêm phổi màng phổi do Actinobacillus pleuropneumoniae, tụ huyết trùng do Pasteurella multocida, bệnh Glasser (viêm màng thanh dịch) do Haemophillus parasuis, cúm heo.
  • Bệnh đường tiêu hóa: phó thương hàn do vi khuẩn Salmonella typhimurium, E.coli phù, E.coli tiêu chảy, dịch tả.
  • Bệnh khác như: bệnh do Streptococcus suis, viêm da do Staphylococcus aureus.
Viêm phổi dính sườn khi virus kế phát
Người bị liên cầu khuẩn lây từ heo

Phòng và trị bệnh
Hiện nay, vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh heo tai xanh, vì thế các phương pháp hữu hiệu là phòng bệnh và điều trị bênh kế phát.

  • Chuồng trại chăn nuôi heo phải đảm bảo vệ sinh thú y, thông thoáng, nhiệt độ, độ ẩm thích hợp, mật độ nuôi vừa phải, thường xuyên quét dọn, tiêu độc khử trùng bằng hóa chất thông dụng như: vôi bột, Dr-Omnicid us, Dr-Betadin, Cloramin B…
  • Chăm sóc tốt cho heo để nâng cao sức đề kháng, heo giống mới mua về rõ nguồn gốc, phải cách ly 2 – 3 tuần trước khi nhập đàn. thực hiện quy trình “cùng nhập – cùng xuất”
  • Hạn chế người ra vào trại nuôi heo, thường xuyên diệt các loại côn trùng trong và xung quanh trại. Các phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi, nước uống phải được sát trùng cẩn thận. Trước mỗi chuồng nuôi phải có hố nhúng chân sát trùng.
  • Tiêm đầy đủ vaccine phòng bệnh tai xanh và các bệnh khác (dịch tả, phó thương hàn, tụ huyết trùng, lở mồm long móng) cho đàn heo.
  • Tuy chưa có kháng sinh đặc trị bệnh heo tai xanh, song người chăn nuôi có thể dùng kháng sinh hạn chế bội nhiễm các bệnh vi khuẩn sẽ phòng ngừa bệnh tai xanh. Nên định kỳ trộn kháng sinh vào thức ăn cho heo để tiêu diệt mầm bệnh vi khuẩn, giúp ngăn chặn bệnh hô hấp, đồng thời giảm tổn thương phổi do virus PRRS.

Bước 1: An toàn sinh học: Phun khử trùng chuồng trại hàng ngày bằng ND.IODINE, THUỐC SÁT TRÙNG

Bước 2: Tiêm vắc xin toàn đàn

Bước 3: Tiêm một trong các kháng sinh phổ rộng: TD.CEFA NEW, TD.SONE, TD.BACTAN LA, TD.AMO-GEN, TD.CEFTISOL

Kết hợp tiêm thuốc bổ TD.GLUCO-C AMIN GOLD và trộn thức ăn hoặc cho uống TD-ĐIỆN GIẢI GLUCO KC THẢO DƯỢC nâng cao sức đề kháng

Bước 4: Sau khi lợn ăn tốt rồi có thể dừng tiêm, thay vào đó dùng ECO.DOXYMIX trộn thức ăn trong 5 – 7 ngày tiếp theo ở liều phòng, đồng thời dùng TD-ĐIỆN GIẢI GLUCO KC THẢO DƯỢC hòa nước cho uống

Chia sẻ ngay:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+

Có thể bạn quan tâm

Scroll to Top