Bệnh và điều trị

BỆNH THƯƠNG HÀN/BẠCH LỴ

 18,858 lượt xem

1. Nguyên nhân

Bệnh do Salmonella gây ra. ở gà con gọi là bạch lỵ, ở gà lớn gọi là bệnh thương hàn. Salmonella pullorum gõy bệnh bạch lỵ ở gà con 1 – 21 ngày tuổi. Salmonella gallinarum gõy bệnh thương hàn ở đàn gà bố mẹ – Bệnh rất phổ biến ở những nơi nuôi gà công nghiệp, gà đẻ. Biểu hiện bệnh rất đa dạng.

2. Đương truyền lây

Bệnh có thể lây truyền qua trứng của gà mái bệnh, gà con mới nở bị nhiễm bệnh và lan truyền bệnh cho gà con ấp cùng máy. Bệnh với đặc điểm tiêu chảy phân trắng và tỉ lệ chết cao, con trưởng thành không biểu hiện bệnh.

3. Triệu chứng

Thời gian nung bệnh từ vài ngày đến vài tuần.

* Thể cấp tính:

Một số lớn trứng gà mang trùng đến ngày nở, gà con không làm vỡ được vỏ trứng để chui ra nên bị chết ngạt. Trứng nhiễm bệnh có thể bị chết phôi, thai chết trước khi nở, số còn lại nở ra ốm yếu và phát bệnh ngay sau đó. Gà bệnh ốm yếu, trọng lượng thấp, bụng trễ xuống do lòng đỏ không tiêu nhưng nếu bệnh nặng kéo dài 1 – 2 tuần, trong trường hợp này con vật suy yếu trầm trọng, viêm ruột nặng thở khó dần rồi chết.

* Thể mãn tính:

– Gà gầy yếu, ủ rũ, xù lông. Niêm mạc và mào, yếm nhợt nhạt do thiếu máu, bụng tích nước trương to, tiêu chảy, phân có màu trắng bết ở hậu môn. – Gà mái giảm đẻ, vỏ trứng xù xì, lòng đỏ có máu. Gà lớn đôi khi bệnh cũng xảy ra ở thể cấp tính (nhiễm trùng huyết), gà đột nhiên ủ rũ bỏ ăn, tiêu chảy nặng và có thể chết đột ngột do viêm các phủ tạng trong cơ thể.

Phân dính bết hậu môn
Trứng méo mó

4. Bệnh tích

Bề mặt gan có màu nhợt nhạt, sưng to; Có nhiều ổ hoại tử nhỏ ở gan, phổi, cơ tim, cơ mề, bề mặt cơ, ruột; Lòng đỏ trứng không tiêu ở gà con chết; Gà con yếu không thể chui ra khỏi vỏ trứng; Thành manh tràng dày, có bã đậu; Thoái hoá buồng trứng, ống dẫn trứng; Nang trứng gà mái đẻ có hình dạng bất thường như chùm quả lắc.

Trứng non bị thoái hóa

5. Điều trị

Cho cả đàn uống 3 – 5 ngày một trong các loại kháng sinh sau

+ TD.Enro Oral 10, Flocin 200 (10 ml/15 – 20 lít nước uống)

+ TD.Coli-Amoxy, ND.Strepdine, TD.Dogenta (1 g/lít nước uống hoặc 1 g/20 kg thể trọng/lần, 2 lần/ngày)

+ TD.Ampicin, Aviatrin (10 g/2,5 lít nước uống, hoặc 10 g/50 kg thể trọng/lần, 2 lần/ngày)

+ Thuốc bổ: TD.Oresol C Gold, TD-Điện giải Gluco KC thảo dược

Đối với gà đẻ tiêm thêm một trong các loại kháng sinh sau: TD.flox 5, TD.CEF ADE, TD.SLA @ 4.0

Chia sẻ ngay:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+

Có thể bạn quan tâm

Scroll to Top